Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Tháng 04 : 178
Năm 2024 : 934
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền về các kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em

Ngày 26/9/2022, cô Nguyễn Thị Hiếu là GV Tổng phụ trách Đội đã thực hiện tuyên truyền tới các em học sinh và toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường những thông tin cần thiết về: Biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường và xâm hại trẻ em. Từ đó giúp các em nhận diện, có biện pháp phòng tránh nguy cơ bạo lực, xâm hại... góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, hạnh phúc, tạo điều kiện cho các em được giáo dục đầy đủ và toàn diện nhất. 

Hình ảnh 1: Toàn trường trong buổi tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em
Hình ảnh 2: Cô Nguyễn Thị Hiếu - GV Tổng phụ trách

 

 

ĐIỀU CÁC CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN BIẾT:

Bạo lực trẻ em có thể xảy ra trong chính ngôi nhà thân yêu của trẻ:

  • Trên toàn thế giới, gần 300 triệu (tức là 3 trong 4) trẻ em tuổi từ 2 đến 4 bị người chăm sóc trẻ áp dụng kỷ luật bạo lực (thể chất hoặc tinh thần) một cách thường xuyên;
  • 250 triệu (khoảng 6 trong 10) trẻ bị trừng phạt thân thể;
  • 1 trong 4 (176 triệu) trẻ em dưới 5 tuổi sống với mẹ, người đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình

Các hình thức bạo lực trẻ em:

  • Bạo lực tinh thần: kỳ thị, miệt thị, mắng/chửi, xúc phạm, đe dọa, hay tạo áp lực căng thẳng (học tập, chứng kiến bạo lực gia đình). 
  • Bạo lực thể chất, ngược đãi: đánh đập, hành hạ, phạt quỳ, ném đồ vật vào người hoặc những hành vi cố ý khác gây tổn hại đến sức khoẻ, tính mạng của trẻ
  • Xao nhãng: Bỏ bê, không quan tâm, không chăm sóc các nhu cầu cơ bản của trẻ, không giám sát và bảo vệ trẻ dẫn đến trẻ có nguy cơ bị tổn hại.
  • Xâm hại tình dục: Bao gồm các hành vi như đụng chạm vào vùng riêng tư trên cơ thể trẻ; dụ dỗ tham gia các hành vi tình dục; hiếp dâm; ép buộc xem bộ phận sinh dục hay tài liệu khiêu dâm; dùng lời nói tán tỉnh thô tục mang nội dung tình dục.

CHA MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC TRẺ EM

  • Nhận biết được các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực để can thiệp kịp thời
  • Quản lý cảm xúc của bản thân tốt để tránh chính mình gây bạo lực tinh thần và thể chất đối với con:
  • Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.
  • Tránh trừng phạt, đánh đập, dùng lời lẽ xúc phạm con.
  • Kiên nhẫn, dành thời gian để nói chuyện với con để tìm hiểu lý do và giúp con điều chỉnh.
  • Đặt ra các quy tắc rõ ràng để con hiểu rằng con cần phải thực hiện và tuân thủ những quy tắc đó.  
  • Quản lý việc con vào mạng internet một cách tích cực để giúp con hiểu và phòng tránh những nguy cơ trên mạng.

HÃY GỌI CÁC DỊCH VỤ TRỢ GIÚP NẾU CHỨNG KIẾN TRẺ BỊ BẠO LỰC, XÂM HẠI MÀ BẠN KHÔNG TỰ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

  • Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111
  • Trình báo tới Cơ quan công an các cấp
  • Ngôi nhà Bình yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 1900.969.680 
  • Cơ quan LĐ-TBXH các cấp & Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc

(Phòng ngừa bạo lực và xâm hại tình dục đối với trẻ em | UNICEF Việt Nam)


Tác giả: Tiêu đề website
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip